Tiền sử Lịch_sử_Nhật_Bản

Thời đồ đá cũ

Đây là thời kỳ khoảng 100.000 [3] đến 30.000 năm trước công nguyên, khi những công cụ bằng đá sớm nhất được tìm thấy, khoảng 14.000 năm TCN,[4] vào cuối thời kỳ băng hà, tương ứng với sự mở đầu của thời kỳ đồ đá giữa Jōmon. Thời gian 35.000 năm TCN được phần lớn mọi người chấp nhận: mọi niên đại của sự hiện diện con người trên đảo quốc này trước 30.000-35.000 năm TCN đều vẫn còn bàn cãi, với các đồ tạo tác ủng hộ cho sự hiện diện con người trước năm 35.000 TCN về mặt khảo cổ học vẫn còn bị nghi ngờ về tính xác thực.[5] Từ khoảng 15.000 năm đến 5.000 năm trước Công nguyên, ở Nhật Bản đã có những bộ tộc người nguyên thủy sống du mục, săn bắt và hái lượm.[1]

Nhật Bản ở thời kỳ băng hà cuối cùng, hậu kỳ thế Pleistocen khoảng 20.000 năm trước
- Vùng đất trên mực nước biển
- Thực vật không mọc được
- Biển

Thời kỳ đồ đá Nhật Bản cũng có sự độc đáo là sự xuất hiện của các đá móng và công cụ được mài nhẵn sớm nhất trên thế giới, niên đại khoảng 30.000 năm TCN, một công nghệ đặc trưng gắn với sự mở đầu của thời kỳ đồ đá mới, khoảng 10.000 năm TCN, tại phần còn lại của thế giới. Không rõ tại sao những công cụ như thế này lại được làm ra sớm đến thế ở Nhật Bản, mặc dù thời kỳ này gắn với sự ấm lên toàn cầu (cách ngày nay khoảng 30.000-20.000 năm), và các hòn đảo có lẽ đã hưởng lợi từ nó. Vì sự độc đáo này, thời kỳ đồ đá cũ Nhật Bản không hoàn toàn phù hợp với định nghĩa theo truyền thống về thời kỳ đồ đá cũ dựa trên công nghệ chế tác đá (công cụ đá mài). Các công cụ thời kỳ đồ đá cũ Nhật Bản do đó thể hiện những đặc điểm tiêu biểu của thời kỳ đồ đá giữathời kỳ đồ đá mới từ những năm 30.000 TCN.[6]

Dân cư thời kỳ đồ đá cũ ở Nhật Bản, cũng như dân cư thời Jōmon sau này, có liên quan đến các nhóm người châu Á cổ sinh sống trên những phần rộng lớn của châu Á sau sự gia tăng dân số cấu thành bộ phần người ngày nay là người Trung Quốc, Triều Tiên, và Nhật Bản. Các đặc điểm tiêu biểu của xương có rất nhiều điểm tương đồng giữa những nhóm người bản địa trên lục địa châu Á. Cấu trúc răng thuộc về nhóm Sundadont (răng Sunda), chủ yếu phân bố trong dân cư cổ ở Đông Nam Á (nơi dân cư hiện nay thuộc về nhóm Sinodont (răng Trung Quốc)). Đặc điểm hộp sọ có xu hướng khỏe hơn, với đôi mắt sâu.[7]

Dân cư bản địa người Ainu, ngày nay phần lớn hạn chế trên hòn đảo phía Bắc Hokkaidō, có lẽ là hậu duệ của dân cư thời đồ đá cũ, và thể hiện các đặc điểm trong quá khứ được chỉ rõ là của đại chủng Âu, nhưng ngày nay có khuynh hướng nói chung coi họ là một phần của nhóm người sơ kỳ đồ đá cũ. Phân tích gen dân cư ngày nay không hoàn toàn rõ ràng và có xu hướng thể hiện sự pha trộn gen giữa dân cư tối cổ Nhật Bản với những người mới đến (Cavalli-Sforza). Ước tính rằng 10 đến 20% gen chủ yếu của người Nhật hiện nay nhận được từ người bản địa cổ đại thời kỳ đồ đá cũ-Jōmon, với phần còn lại đến từ những người nhập cư từ lục địa, đặc biệt là trong thời kỳ Yayoi.[8]



Lịch sử Nhật Bản
Tiền sử
Thời kỳ đồ đá cũ ~15000 TCN
Thời kỳ Jōmon ~15000 TCN–300 TCN
Thời kỳ Yayoi tk 4 TCN–tk 3
Cổ đại
Thời kỳ Kofun tk 3–tk 7
Thời kỳ Asuka 592–710
Thời kỳ Nara 710–794
Thời kỳ Heian 794–1185
Phong kiến
Thời kỳ Kamakura 1185–1333
Tân chính Kemmu 1333–1336
Thời kỳ Muromachi 1336–1573
     Thời kỳ Nam-Bắc triều 1336–1392
     Thời kỳ Chiến Quốc 1467–1590
Thời kỳ Azuchi-Momoyama 1573–1603
Thời kỳ Edo 1603–1868
Hiện đại
Thời kỳ Meiji 1868–1912
Thời kỳ Taishō 1912-1926
Thời kỳ Shōwa 1926–1989
     Thời kỳ bị chiếm đóng 1945-1952
Thời kỳ Heisei 1989–2019
Thời kỳ Reiwa 2019–nay

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Nhật_Bản http://www.amazon.com/Cambridge-History-Japan-Vol-... http://www.amazon.com/dp/0231111444 http://www.amazon.com/dp/0415185378/ http://www.amazon.com/dp/0801489121 http://www.amazon.com/dp/0813336007 http://www.asiaquarterly.com/content/view/124/40/ http://cache.britannica.com/eb/article-8481 http://books.google.com/books?id=0syC6L77dpAC http://books.google.com/books?id=456jNSMNwrcC&pg=P... http://books.google.com/books?id=A3_6lp8IOK8C&pg=P...